Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Chuyện kì bí ở ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ
Đền Cuông tọa lạc trên núi Mộ Dạ, xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, Nghệ An là ngôi đền thờ Thục Phán An Dương Vương. Không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng, ngôi đền này còn có những câu chuyện về sự trùng lặp đầy bí ẩn.Vang bóng một thời

Từ tư liệu đền Cuông, đền còn có tên gọi khác là đền Công, bởi xưa kia nơi đây có rất nhiều con chim công sinh sống. Đặc biệt ngọn núi này có dáng hình con chim công khổng lồ, đầu con chim công là nơi ngôi đền tọa lạc.

Đền Cuông gắn liền với một vị vua trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Ngôi đền cũng gắn với truyền thuyết nỏ thần, mối tình ngang trái Mỵ Châu – Trọng Thủy.

Sau khi được Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi, Thục Phán đã đoàn kết sức mạnh toàn quân, đại phá quân Tần và lên ngôi vua, lấy hiệu là An Dương Vương.

Khi lên ngôi, An Dương Vương đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu về Cổ Loa, trị vì đất nước trong 50 năm (từ năm 257 đến năm 208 trước công nguyên).

Tương truyền, khi được thần Kim Quy giúp xây thành và làm nỏ thần, An Dương Vương mất cảnh giác và đã mắc mưu của Triệu Đà. Năm 208 trước công nguyên, sau khi chiếm được nỏ thần, Triệu Đà đã cho quân tấn công bất ngờ nước Âu Lạc, An Dương Vương phải rút lui về phương Nam.

Khi đến nơi đây, cùng đường (trước mặt là núi, phía đông là biển, sau lưng là giặc), An Dương Vương đã rút gươm chém Mỵ Châu rồi tuẫn tiết tại Cửa Hiền, phía Bắc chân núi Mộ Dạ.

Để tưởng nhớ An Dương Vương, sau khi nhà vua mất, nhân dân vùng này đã lập đền thờ vua ở đây.

Đền đã có từ rất lâu. Cho đến nay, chưa có tài liệu nào xác định được chính xác thời điểm khởi dựng ngôi đền. Tuy nhiên, dưới thời nhà Nguyễn, đền Cuông đã được trùng tu nhiều lần, đặc biệt vào năm Giáp Tý (1864), vua Tự Đức đã ban sắc chỉ xây dựng lại ngôi đền với quy mô như ngày nay.

Đền Cuông là một công trình kiến trúc đẹp, vững chắc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên, xung quanh có trồng nhiều cây xanh đan xen. Đền có kiến trúc kiểu chữ Tam, bao gồm tam quan, ba tòa thượng, trung và hạ điện.

Sự trùng lặp kì lạ

Chia sẻ với PV, Tổ trưởng tổ cúng đền Cuông Cao Văn Lương cho biết, năm 1995, đền Cuông được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Ngày khai mạc lễ hội, xuất hiện một sự việc kì lạ.

Trong lúc người dân địa phương và du khách thập phương đang chiêm ngưỡng màn cưỡi ngựa diễu hành của một nông dân, bất ngờ xuất hiện một con hạc lông trắng toát tựa như con đại bàng từ từ hạ xuống, đậu trên tay người cưỡi ngựa. Hàng ngàn người ngắm nhìn và hạc cũng liên tục vẫy cánh khoe sắc.

Từng dòng người đua nhau kéo về đền Cuông để ngắm chim hạc và cầu khấn. Lễ hội năm đó luôn trong tình trạng quá tải.

Đúng một ngày sau khi lễ hội kết thúc thì chim hạc chết. Chim hạc được đưa ra Hà Nội để ướp xác, mang về trưng bày trong khuôn viên đền.

Câu chuyện hạc trắng xuất hiện một cách kì lạ chưa kịp lắng xuống thì tại lễ hội đền Cuông năm 1996, ở bờ biển Cửa Hiền, phía sau ngôi đền Cuông huyền thoại, một con cá voi 10 tấn chết dạt vào bờ.

Hạc về, cá voi chết vào thời điểm đúng ngày lễ hội đền Cuông càng tăng thêm sự huyền bí về câu chuyện cổ xưa. Người dân cho rằng, hạc về là hiện thân của công chúa Mỵ Châu; cá voi chết dạt vào biển là minh chứng cho sự tuẫn tiết bi thương của vua An Dương Vương.

“Những sự kiện ấy càng làm cho đền Cuông thêm huyền bí, linh thiêng, thu hút người dân gần xa về dâng hương cầu quốc thái dân an, gia đình ấm no, hạnh phúc. Hàng tháng, cứ vào ngày mồng 1 và ngày rằm, người dân biển Diễn Châu đều sắm sửa lễ vật lòng thành dâng lên vua An Dương Vương và lên đèn chăm sóc khói hương”, ông Lương chia sẻ.

Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào các ngày 14, 15 và 16/2 Âm lịch hằng năm. Lễ hội Đền Cuông có quy mô lớn nổi tiếng của Nghệ An, thu hút sự quan tâm đông đảo người dân địa phương và du khách khắp mọi miền đất nước.
DanQuyen.com (Theo vietnamnet.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Khách sạn Việt vào danh sách tốt nhất Đông Nam Á năm 2022 (08-10-2022)
    Hành động để bảo vệ nghệ thuật Xòe Thái (02-10-2022)
    50 năm Công ước giữa UNESCO-VN: Bảo tồn di sản không phải là chuyện xa xỉ (06-09-2022)
    Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ tiếp nhận cổ vật từ FBI (08-08-2022)
    Cắt giảm quy mô dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Công viên văn hóa Tràng An (21-06-2022)
    Làng dệt lanh Lùng Tám: Rộn ràng, lách cách tiếng thoi đưa (16-06-2022)
    Không có chuyện 'khai tử' môn lịch sử (09-06-2022)
    Trưng bày tư liệu, hình ảnh đẹp về danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu (07-06-2022)
    Phát lộ dấu tích mới của sân Đan Trì và trục Ngự Đạo tại Hoàng thành Thăng Long (01-06-2022)
    Phát hiện di tích hang động tiền sử ở Bắc Kạn (25-05-2022)
    Google tôn vinh GS Tôn Thất Tùng - Người thầy thuốc làm rạng danh y học Việt Nam (10-05-2022)
    Ngắm trang sức quý giá của Óc Eo - nền văn hóa cổ gần 1000 năm của Việt Nam (06-05-2022)
    Đến Yên Bái thăm ngôi chùa độc đáo nằm trong hang đá triệu năm (04-05-2022)
    Bảo vệ, tôn tạo các di tích, di sản, phát huy bản sắc văn hóa Huế (20-04-2022)
    Thầy giáo mê nghiên cứu văn hóa dân gian (25-03-2022)
    Quảng Nam chung tay giữ gìn giá trị văn hóa lễ hội Bà Thu Bồn (14-03-2022)
    Có già làng Phuôn, dân làng ấm êm (13-03-2022)
    Chuyện ít biết về vị Thám hoa trẻ nhất Việt Nam (07-03-2022)
    Nghệ nhân, Đồng Thầy Đinh Thị Sinh – Gần thập kỉ góp công gìn giữ, phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu (07-03-2022)
    Sinh ra đã có ban thờ sống, tục lệ đặc biệt của đồng bào Vân Kiều (14-02-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152742828.